[Giải đáp] Bị nợ xấu có vay tín chấp ngân hàng được không?

Nhu cầu vay vốn của ngân hàng rất đông. Nhưng vì nhiều lý do mà khách hàng bị xếp vào nhóm nợ xấu tại ngân hàng. Tuy nhiên trước khi tìm hiểu về “Bị nợ xấu có vay tín chấp được hay không?” , chúng ta hãy cùng tìm hiểu nợ xấu là gì nhé

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là khoản nợ được xếp loại từ nhóm:

  • Nhóm 3 (dưới mức tiêu chuẩn)
  • Nhóm 4 (nghi ngờ)
  • Nhóm 5 (khả năng mất vốn cao).

Hay đơn giản nợ xấu là các khoản nợ đã bị quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày.

Nợ xấu có vay tín chấp ngân hàng được không?
Nợ xấu có vay tín chấp ngân hàng được không?

Nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố:

  • Đã quá hạn trên 90 ngày
  • Khả năng trả nợ đáng lo ngại.

Các khoản nợ sẽ được chia thành 5 nhóm:

  • Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): Nợ quá hạn dưới 10 ngày
  • Nhóm 2 (nợ chú ý): Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày
  • Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày
  • Nhóm 4 (nợ nghi ngờ mất vốn): Nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày
  • Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Nợ quá hạn trên 360 ngày

Trong đó, nợ nhóm 1 và nhóm 2 được coi là nhóm nợ nghi ngờ và nhóm 3, 4, 5 được coi là nợ xấu. Ranh giới giữa nợ nghi ngờ và nợ xấu khá mong manh, một khoản nợ nghi ngờ rất có thể trở thành nợ xấu trong tương lai.

Vì vậy trước khi vay vốn tín chấp tại các ngân hàng nói riêng và vay vốn nói chung khách hàng nên kiểm tra kỹ lịch sử tín dụng của mình có tốt hay không để tránh mất thời gian chuẩn bị nhưng không đủ điều kiện để vay. Để kiểm tra lịch sử tín dụng của mình tham khảo ngay: Cách kiểm tra nợ xấu ngân hàng, điểm CIC.

Những trường hợp bị rơi vào nợ xấu ngân hàng

  • Thanh toán chậm hoặc không thanh toán tiền vay tại ngân hàng: thường vài tháng liên tục trở lên
  • Thanh toán chậm hoặc không thanh toán chi phí sử dụng trong thẻ credit card
  • Khách hàng bị mất khả năng thanh toán nợ vay, phá sản dẫn đến tài sản bị xử lý, gán nợ
  • Khách hàng bị kiện ra tòa do không thanh toán nợ với chủ nợ (doanh nghiệp hoặc cá nhân)

Nên xem lại quá trình lịch sử tín dụng của mình có gì nợ xấu hay không. Nên tăng điểm tín dụng thường xuyên.

Bị nợ xấu có vay tín chấp tại ngân hàng được không?

Sau khi check CIC tại các ngân hàng sẽ biết mình thuộc đối tượng nào. Nếu bạn chẳng may thuộc nhóm nợ xấu thì tùy vào tình trạng nợ xấu của khách hàng ngân hàng vẫn có thể hỗ trợ khách hàng vay vốn nếu bạn thuộc nhóm nợ xấu thấp nhất.

Còn nếu khách hàng thuộc nhóm nợ 3 hoặc nhóm 5 thì các ngân hàng sẽ không cho vay vốn và cấp tín dụng ở mọi hình thức. Nên thanh toán hết khoản nợ và phải đợi đến 2 năm thì khách hàng mới có thể trở lại vay vốn bình thường.

Ngoài ra còn một số ngân hàng thuộc nhóm 2 và nhóm 3 của mấy kỳ trả nợ tiếp thì tất cả các ngân hàng sẽ từ chối cho vay. Từ nhóm 3 khách hàng sẽ bị từ chối đến 90% và xa hơn nữa là nợ nhóm 4 và nhóm 5.

Điều kiện, hồ sơ vay tín chấp ngân hàng khi bị nợ xấu

Để việc vay vốn diễn ra thuận lợi hơn khách hàng cần nắm rõ những điều kiện và thủ tục như sau.

Điều kiện

Trường hợp bạn đang bị nợ xấu và được chấp nhận vay vốn thế chấp, bạn cần đáp ứng các điều kiện:

  • Chứng minh được mức lương ổn định hàng tháng(chứng minh được bằng giấy tờ)
  • Phương án vay có mục đích rõ ràng
  • Chứng minh được khoản vay nợ xấu lần trước là do khách quan
  • Tài sản phải có tính thanh khoản cao

Thủ tục

Khi vay vốn tín chấp, khách hàng cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • CMND/căn cước
  • Sổ hộ khẩu/KT3/giấy tạm trú của người vay và bên bảo lãnh (nếu có)
  • Giấy tờ chứng minh nguồn tài chính: Bảng lương/giấy xác nhận lương/sao kê tài khoản Ngân hàng và hợp đồng lao động của người vay và người đồng trả nợ
  • Hợp đồng bảo hiểm và các hợp đồng cho thuê tài chính (nếu có)
  • Hồ sơ đảm bảo: Sổ đỏ/sổ hồng/hợp đồng mua bán nhà đất…

Trên đây là những thông tin về vay tín chấp ngân hàng khi có nợ xấu, hy vọng sẽ giúp khách hàng nắm rõ để có những lựa chọn đúng đắn khi vay vốn cũng như đảm bảo cho mình một lịch sử tín dụng tốt, tránh trường hợp bị từ chối vay vốn. Chúc các bạn vay vốn thành công.

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)
Bài tiếp theoThẻ ATM của bạn bị khóa: Nguyên nhân và cách mở khóa thẻ nhanh chóng