Blockchain là gì? Cách thức hoạt động của Blockchain như thế nào?

Blockchain là gì? Blockchain hoạt động như thế nào? Công nghệ này có những ưu điểm và nhược điểm gì? Có thể ứng dụng được trong những lĩnh vực nào?


Blockchain và Bitcoin đang là những chủ đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Sự xuất hiện của Blockchain mở ra một xu hướng mới cho các lĩnh vực tài chính ngân hàng, logistics, kế toán kiểm toán hay điện tử viễn thông. Vậy Blockchain là gì? Blockchain hoạt động như thế nào? Hãy cùng Ngân hàng Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Blockchain là gì? Phân loại Blockchain

Blockchain là một hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên các lệnh mã hóa vô cùng phức tạp. Nói theo cách đơn giản, Blockchain được ví như một cuốn sổ cái kế toán của một công ty mà  ở đó tiền được ghi chép, giám sát chặt chẽ.

Nghiên cứu sâu hơn, Blockchain là một database phân tán mà trong đó, các dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các Blocks. Các Blocks này được kết nối với nhau theo dạng danh sách liên kết linked và được mã hóa SHA256. Dữ liệu sau khi đã được mạng lưới này chấp nhận thì không thể thay đổi. Việc này giúp chống lại việc gian lận thay đổi của dữ liệu.

Blockchain là gì?
Blockchain là gì?

Công nghệ Blockchain là sự kết hợp của 3 công nghệ sau:

  • Mật mã học: nhằm đảm bảo tính minh bạch và riêng tư.
  • Mạng hàng ngang: Mỗi một nút trong hàng là một client đồng thời cũng là server lưu trữ bản sao ứng dụng.
  • Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút hay client tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật chơi và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.

Hệ thống Blockchain được chia làm 3 loại chính bao gồm:

  • Public: Bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain, do đó quá trình xác thực đòi hỏi có rất nhiều nút tham gia. Muốn tấn công vào hệ thống này thì phải tốn một chi phí khổng lồ và thực sự không khả thi.
  • Private: Người dùng chi có quyền đọc mà không có quyền ghi dữ liệu. Do đó Private Blockchain có thời gian thực hiện giao dịch khá nhanh và cần rất ít thiết bị tham gia xác thực các giao dịch.
  • Permissioned Blockchain: là một dạng của Private nhưng có tích hợp thêm 1 số tính năng. Permissioned là sự kết hợp giữa Private và Public Blockchain.

Các phiên bản của Blockchain:

  • Blockchain 1.0: tiền tệ và thanh toán: Ứng dụng chính của phiên bản này là việc chuyển đổi tiền tệ và tạo lập thanh toán kỹ thuật số. 
  • Blockchain 2.0: Tài chính và thị trường: Ứng dụng xử lý tài chính ngân hàng, đưa các ứng dụng tài chính vào trong thị trường. Các tài sản của Blockchain 2.0 là cổ phiếu, nợ, chi phiếu quyền sở hữu…
  • Blockchain 3.0 Thiết kế và giám sát hoạt động: Đưa Blockchain vượt qua lĩnh vực tài chính để tiếp cận các lĩnh vực như giáo dục, chính phủ, y tế hay nghệ thuật…

Những ưu điểm nổi bật của công nghệ Blockchain

Công nghệ Blockchain có những đặc điểm nổi bật như:

  • Không thể làm giả hay phá hủy các chuỗi Blockchain: Theo nhận định thì chỉ có máy tính lượng tử mới có thể giải mã Blockchain hoặc khi không còn Internet toàn cầu thì Blockchain sẽ biến mất.
  • Các dữ liệu đã được ghi trong Blockchain thì không thể sửa và sẽ được lưu trữ mãi mãi.
  • Các thông tin trong Blockchain được phân tán và đảm bảo tuyệt đối an toàn.
  • Ai cũng có thể theo dõi Blockchain từ địa chỉ này sang địa chỉ khác và có thể thống kê lịch sử trên địa chỉ đó.
  • Ngoài ra, Blockchain còn cung cấp hợp đồng thông minh là một loại hợp đồng kỹ thuật số cho phép chúng tự thực thi mà không cần bên thứ ba.
Những ưu điểm nổi bật của công nghệ Blockchain
Những ưu điểm nổi bật của công nghệ Blockchain

Blockchain hoạt động như thế nào?

Đồng tiền điện tử Bitcoin là một ứng dụng phổ biến nhất về công nghệ Blockchain. Cũng giống như các loại tiền tệ, Bitcoin chỉ mang giá trị bởi một cộng đồng công nhận và đồng ý chọn nó làm đơn vị hàng hóa để giao dịch.

Tuy nhiên để theo dõi số lượng Bitcoin và các giao dịch của đồng tiền điện tử này thì cần một cuốn sổ kế toán là Blockchain hoạt động dựa trên 4 nguyên lý dưới đây:

Nguyên lý mã hóa

Như đã đề cập ở trên, Blockchain được duy trì bởi hệ thống hàng ngang được kết nối với nhau, do đó nó sẽ có một số điểm khác biệt:

  • Nếu như trong hệ thống ngân hàng chúng ta chỉ biết được số dư và các giao dịch của tài khoản cá nhân của mình nhưng đối với Blockchain bạn có thể xem toàn bộ các giao dịch của tất cả mọi người.
  • Mạng lướng Bitcoin là mạng lưới phân tán do đó không cần đến bên trung gian thứ ba để xử lý giao dịch.
  • Hệ thống Blockchain được thiết kế thông qua các hàm được mã hóa toán học đặc biệt.

Để có thể thực hiện một giao dịch trên Blockchain, bạn cần có một phần mềm cho phép trao đổi và lưu trữ đồng Bitcoin gọi tắt là ví điện tử. Ví điện tử này được bảo vệ bằng phương pháp mã hóa đặc biệt với một cặp khóa bảo mật duy nhất là khóa riêng tư (Private) và khóa công khai (Public).

Khi thông điệp được mã hóa bằng khóa công khai cụ thể thì chủ sở hữu khóa riêng tư là một cặp của khóa công khai này mới có khả năng giải mã và đọc nội dung của thông điệp.

Nguyên lý hoạt động của Blockchain
Nguyên lý hoạt động của Blockchain

Khi mã hóa một giao dịch bằng khóa riêng tư đồng nghĩa với việc bạn đang tạo ra cho mình một chữ ký điện tử để các máy tính trong mạng lưới Blockchain kiểm tra chủ thế và tính xác thực của giao dịch. khi một kí tự đơn trong giao dịch thay đổi thì chữ ký điện tử sẽ được thay đổi theo, do đó hacker khó có thể thay đổi giao dịch hay thay đổi số lượng Bitcoin muốn gửi.

Quy tắc của sổ cái

Mỗi một nút trên Blockchain đều lưu trữ một bản sao của cuốn sổ kế toán, do đó mỗi nút đều thống kê được số dư của bạn là bao nhiêu. Còn hệ thống Blockchain chỉ ghi lại các giao dịch được yêu cầu chứ không theo dõi số dư của bạn.

Để có thể tra cứu số dư trên vị điện tử của mình thì bạn cần xác nhận tất cả các giao dịch diễn ra trên mạng lưới có liên quan đến ví điện tử của bạn.

Việc xác minh số dư trong tài khoản của bạn được thực hiện dựa trên các liên kết giao dịch được thực hiện trước đó. Các liên kết này là các giá trị đầu vào, còn các nút trong liên kết sẽ xác minh số tiền của các giao dịch.

Trên thực tế, các nút sẽ kiểm tra tất cả các giao dịch trước đó có liên quan đến ví điện tử của bạn để gửi Bitcoin thông qua các tham chiếu lịch sử giao dịch. Một bản ghi sẽ lưu trữ số Bitcoin chưa được sử dụng và được các nút mạng lưu trữ giúp làm cải thiện tốc độ quá trình xác minh. Nhờ đó, các ví điện tử sẽ tránh được tình trạng chi tiêu đúp.

Mã nguồn sử dụng trên mạng lưới Bitcoin là mã nguồn mở đồng nghĩa với việc bất kỳ ai có máy tính kết nối internet đều có thể tham gia vào hệ thống và thực hiện giao dịch.

Có một điểm cần lưu ý là bạn phải lưu trữ mật khẩu và khóa riêng tư của mình một cách cẩn thận vì sẽ không có một bộ phận nào có thể giúp bạn khôi phục lại mật khẩu ví điện tử khi bị mất hoặc quên.

Nguyên lý tạo khối

Các giao dịch sau khi được gửi lên hệ thống mạng lưới Blockchain sẽ được nhóm vào các khối và các giao giao dịch trong cùng 1 khối hay block xảy ra trong cùng một thời điểm.

Mỗi một nút có thể nhóm các giao dịch với nhau thành một khối và gửi nó lên mạng lưới như một hàm ý cho các khối tiếp theo được gắn thêm vào sau đó.

Để được thêm bởi Blockchain thì mỗi khối phải chứa một đoạn mã đóng vai trò như mật mã cho một vấn đề toán học phức tạp được tạo ra bởi một hàm mã hóa băm không thể đảo ngược.

Cách duy nhất để giải bài toán này là đoán các con số ngẫu nhiên. Điều này đồng nghĩa với việc một máy tính phải hoạt động khoảng 1 năm với một cấu hình cơ bản để có thể đoán chính xác đáp án của bài toán này.

Mạng lưới Blockchain cũng quy định mỗi khối được tạo ra sau khoảng thời gian là 10 phút/lần vì trong mạng lưới đó luôn số số lượng lớn các máy tính tham gia vào việc đoán dãy số này. Nút nào giải quyết được vấn đề toán học như vậy sẽ được quyền gắn một khối tiếp theo lên chuỗi và gửi nó tới toàn bộ mạng lưới.

Do xác suất xây dựng các khối cùng một lúc là vô cùng thấp nên hầu như sẽ không có trường hợp nhiều khối cùng được giải quyết 1 lúc và nhiều lần tạo ra các khối nối đuôi khác nhau. Chính vì vậy, toàn bộ chuối các khối sẽ được ổn định và hợp nhất khi các nút đều đồng thuận.

Blockchain được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?

Công nghệ Blockchain ra đời có thể ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực cuộc sống như:

  • Bán lẻ (Retail)
  • Công nghệ ô tô Automotive (Automotive)
  • Chế tạo (Manufacturing)
  • Nông nghiệp (Agricultural)
  • Công nghệ, truyền thông và viễn thông (Tech, media & Telecommunications)
  • Dịch vụ tài chính (Financial Services)
  • Bảo hiểm (Insurance)
  • Nghệ thuật & Giải trí (Art & Recreation)
  • Chăm sóc sức khỏe (Healthcare)
  • Công trình hạ tầng kỹ thuật (Utility)
  • Khu vực công (Public Sector)
  • Bất động sản (Property)
  • Khai thác (Mining)
  • Vận tải và Logistics (Transport & Logistics).
Blockchain được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?
Blockchain được ứng dụng trong nhiều những lĩnh vực đời sống

Những điểm hạn chế của Blockchain

Tuy có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhưng Blockchain vẫn tồn tại một số điểm hạn chế như:

  • Mặc dù được bảo vệ bởi thuật toán đồng thuận nhưng các ứng dụng trên nền tảng Blockchain vẫn là miếng mồi béo bở để các hacker nhòm ngó.
  • Dữ liệu một khi đã đưa vào Blockchain thì không thể thay đổi đây là ưu điểm đồng thời cũng là mặt hạn chế của Blockchain.
  • Mỗi người dùng sẽ sử dụng khóa riêng để truy cập vào tài khoản của mình, khi bị mất khóa riêng đồng nghĩa với việc tiền của họ sẽ bị mất mà không thể làm gì được.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về Blockchain và chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng trong tương lai, Blockchain sẽ tạo nên một cuộc cách mạng CNTT tại Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống.

3.7/5 - (3 bình chọn)
Bài trướcĐồng Libra là gì? Thông tin mới nhất về đồng tiền điện tử Libra của Facebook
Bài tiếp theoHướng dẫn cách rút tiền từ Binance về ngân hàng an toàn nhất