Tiết lộ cách bùng nợ vay FE Credit và những hậu quả phải chịu

Khi không kiểm soát được khoản vay, nhiều người có ý định bùng nợ FE Credit. Vậy, cách trốn nợ FE Credit thế nào? Những hậu quả phải đối mặt khi xù nợ ra sao?


Với những người thường xuyên vay tín chấp tiêu dùng tại các công ty tài chính thì có lẽ FE Credit đã quá đỗi quen thuộc. Đây là công ty tài chính khá nổi tiếng tại Việt Nam, hỗ trợ các khoản vay tín dụng và tiêu dùng. Tuy nhiên, vì thủ tục vay dễ dàng nên lãi suất thường cao hơn so với ngân hàng.

Chính vì thế, nhiều khách hàng có ý định bùng nợ khi mất khả năng về tài chính. Vậy, trên thực tế họ đã trốn nợ FE Credit bằng cách nào? Và nếu bùng nợ FE Credit thì người vay sẽ phải chịu những hậu quả gì? Hãy cùng Ngân Hàng Việt tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

FE Credit là gì?

FE Credit tiền thân là Khối tín dụng trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập từ năm 2010. Tuy nhiên, đến năm 2015, FE Credit đã chuyển đổi hoạt động tín dụng tiêu dùng sang một pháp nhân độc lập thành Công ty tài chính FE Credit hiện nay.

FE Credit là gì?
FE Credit là gì?

Sau hơn 8 năm hoạt động, FE Credit đã mở rộng chi nhánh và phát triển rất mạnh trên thị trường tài chính. FE Credit có hơn 13.000 điểm bán hàng, hơn 17.500 nhân viên kết hợp với hơn 9.000 đối tác phục vụ gần 10 triệu người dân trên 64 tỉnh thành.

FE Credit chuyên hỗ trợ các khoản vay tín dụng, tiêu dùng với các gói sản phẩm đáp ứng nhu cầu lớn nhỏ của khách hàng như: Vay tiền mặt, vay tín dụng, vay mua xe máy, mua điện thoại- điện máy… 

Bên cạnh đó, FE Credit còn hỗ trợ các gói vay tín chấp và trả góp online và vay tại cửa hàng hoặc vay gián tiếp. Với thành tựu đã đạt được, FE Credit nhanh chóng trở thành Công ty dẫn đầu thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam.

Nguyên nhân dẫn đến bùng nợ FE Credit

Với hình thức vay dễ dàng, nợ quá hạn, thậm chí là khách hàng bùng nợ, trốn nợ đang trở thành vấn đề mà FE Credit đang gặp phải. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trả nợ quá hạn, trong đó một số nguyên nhân chính phải kể đến như:

  • Lãi suất cao: Các khoản vay tiêu dùng công ty tài chính nói chung và một số chương trình vay của FE Credit nói riêng thường có mức lãi suất cao hơn so với ngân hàng dẫn đến tình trạng khách hàng không đủ khả năng chi trả.
  • Khách hàng bị ảnh hưởng thu nhập dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ vay.
  • Vay cho người khác: Nhiều trường hợp đứng tên ra vay giùm bạn bè, người thân. Hầu hết những người đứng ra vay hộ đều không kiểm soát được người kia đã đóng hay chưa. 
  • Nhân viên thu hồi nợ của FE Credit thường gọi nhắc đóng tiền khi đến hạn.

Khách hàng trốn nợ FE Credit như thế nào?

Rất nhiều khách hàng không có khả năng thanh toán khoản vay đã quyết định trốn nợ FE Credit và tin rằng mình sẽ không gặp vấn đề gì cả bằng nhiều cách thức khác nhau. Và dưới đây là một số cách mà họ thường áp dụng khi muốn trốn nợ FE Credit:

Vứt bỏ sim điện thoại đăng ký vay tiền

Không ít người nghĩ rằng, phía Công ty FE Credit chỉ liên hệ với người vay bằng số điện thoại đăng ký vay vốn. Việc vứt bỏ sim điện thoại đó đi đồng nghĩa với việc nhân viên thu hồi nợ không gọi điện đòi nợ nữa. 

Trốn khỏi nơi cư trú

Bên cạnh việc cắt đứt liên lạc, nhiều người còn trốn nợ FE Credit bằng cách trốn khỏi nơi cư trú. Với những thông tin ghi trong hồ sơ, thật khó để FE Credit biết bạn chuyển đi đâu để trốn nợ. Khi không còn phương tiện liên hệ, không tìm được nơi ở thì khách hàng nghĩ rằng bên cho vay sẽ phải chấp nhận.

Thông báo người thân không nghe điện thoại từ số lạ

Thông thường khi vay tiền tại các công ty tài chính như FE Credit, người vay sẽ phải cung cấp số liên hệ của người thân để xác thực thông tin. 

Khi không gọi được cho người vay, FE Credit sẽ liên hệ tới người thân. Lúc này, việc thông báo đến người thân không nghe những cuộc điện thoại từ số lạ để tránh bị làm phiền cũng như hỏi thông tin về người vay.

Có nên bùng nợ FE Credit không?

Nếu bạn đang có khoản vay tại FE Credit và có ý định trốn nợ, bùng nợ hay xù nợ thì chúng tôi khuyên bạn nên từ bỏ suy nghĩ đó. Bởi, hậu quả của việc trốn nợ sẽ vô cùng nghiêm trọng, bạn sẽ rất khó thoát khỏi sự giám sát của công ty này.  

Có nên trốn nợ FE Credit không?
Có nên trốn nợ FE Credit không?

Do đó, dù bất cứ lý do nào thì bạn cũng nên thanh toán nợ đúng hạn, không nên có ý định trốn nợ. Khi vay tiền, dù gặp mặt trực tiếp hay gián tiếp thì FE Credit cũng đã nắm rõ được mọi thông tin của người vay.

Dù bạn cố tình hay vô tình không trả nợ thì vẫn được xem là không hoàn thành việc thanh toán khoản vay đúng hạn. Công ty sẽ áp dụng thu phí trả chậm theo từng ngày, càng để lâu thì số tiền tăng lên càng nhiều.

Tuy nhiên, trong trường hợp khách hàng không đủ khả năng trả nợ thì hãy liên hệ trực tiếp với công ty FE Credit. Hãy trình bày lý do vì sao không đủ khả năng, tình hình thu nhập hiện tại. Công ty sẽ kiểm tra lại hồ sơ, sau đó sẽ đưa ra giải pháp phù hợp theo từng hoàn cảnh.

Những hậu quả phải chịu khi bùng nợ FE Credit 

Sau đây là hậu quả mà khách hàng phải chịu khi trốn nợ, bùng nợ, xù nợ FE Credit.

Nợ xấu

Khách hàng trả nợ chậm trên 10 ngày sẽ rơi vào nhóm nợ 2 (nợ cần chú ý) tại FE Credit. Lúc này khách hàng sẽ không thể vay vốn và mở thẻ tín dụng ở bất cứ ngân hàng nào, tổ chức tài chính nào trên toàn quốc.

Khi rơi vào nhóm nợ này, bạn phải thanh toán khoản vay và 12 tháng sau mới có thể vay vốn tại ngân hàng hay tổ chức tài chính khác. Còn đối với nhóm nợ xấu 3, 4, 5 bạn sẽ không được vay vốn trong vòng 5 năm kể từ ngày tất toán khoản vay. Người thân chung sổ hộ khẩu với bạn cũng sẽ gặp khó khăn khi đi vay.

Phí phạt hợp đồng tín dụng

Ngay sau khi phát sinh nợ quá hạn dù chỉ 1 ngày, bạn sẽ phải chịu phí trả chậm bằng 150% lãi suất trên số tiền gốc và lãi quá hạn. Do vậy, nếu bạn có ý định bùng nợ FE Credit thì hãy cân nhắc kỹ vì mức phí phạt này rất cao.

Bị đòi nợ liên tục

Với khách hàng đang vay tiền tại FE Credit, bộ phận thu nợ sẽ luôn làm phiền với những cuộc gọi nhắc nhở nộp tiền. Nếu phát hiện khách hàng có hành vi trốn nợ, công ty sẽ chuyển hồ sơ cho tòa án và khởi kiện. Bạn sẽ phải nộp phạt, thậm chí có thể là đi tù với hành vi chiếm đoạt tài sản, cố tình không trả nợ.

FE Credit đòi nợ người vay bằng cách nào?

Bộ phận thu nợ của FE Credit sẽ sử dụng mọi cách để đòi nợ khách hàng. Một số cách đòi nợ phổ biến có thể kể đến như: 

  • Gọi điện cho khách hàng để nhắc nhở ngay cả khi chưa đến ngày nộp tiền. Điều này đôi khi khiến nhiều người cảm thấy phiền và áp lực.
  • Liên hệ người thân trong trường hợp khách hàng trả chậm, công ty đã nhiều lần gọi nhưng không có tác dụng. Lúc này họ sẽ gọi điện cho người thân của bạn để cùng giải quyết vấn đề.
  • Thuê công ty đòi nợ trung gian nếu nhân viên công ty không thu hồi được nợ. Lúc này, khách hàng sẽ nhận được những tin nhắn đòi nợ kiểu đe dọa, xưng hô mày tao khó nghe, thực tế đây là những nội dung được gửi từ công ty đòi nợ chứ không phải FE Credit.
  • Dùng đến pháp luật khi khách hàng đã quá lâu không trả nợ. Tùy vào số tiền bạn vay cũng như điều khoản vay trong hợp đồng, pháp luật sẽ có mức xử lý khác nhau.

Một số kinh nghiệm đi vay tránh bùng nợ FE Credit

Khi vay tiền tại FE Credit, các bạn nên lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo luôn có lịch sử tín dụng tốt. 

  • Hiểu rõ điều khoản được ghi trong đơn đề nghị vay vốn kiêm hợp đồng vay vốn của FE Credit. Một số thông tin quan trọng như: Lãi suất, kỳ hạn, số tiền vay, thông tin về khoản vay…
  • Thanh toán nợ trước hạn từ 3-5 ngày để đảm bảo tiền đã đến tài khoản vay FE Credit. Điều này giúp bạn tránh bị tính phí phạt cũng như sự làm phiền từ tổng đài viên nhắc nợ.
  • Nếu có thể, bạn hãy tất toán trước hạn, phí phạt là 5% nhân với dư nợ gốc. Đây là cách không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền lãi mà còn không nghĩ tới việc bùng nợ FE Credit. 
  • Thường xuyên quản lý khoản vay trên App để đảm bảo khoản vay không có vấn đề gì cả.

Trên đây là một số cách mà khách hàng sử dụng để bùng nợ FE Credit. Tuy nhiên, việc bùng nợ FE Credit có thể khiến bạn phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế, thay vì có ý định bùng nợ, hãy lên kế hoạch trả nợ đúng hạn để tránh phát sinh phí phạt từ FE Credit.

2.2/5 - (34 bình chọn)
Bài tiếp theoThẻ ATM của bạn bị khóa: Nguyên nhân và cách mở khóa thẻ nhanh chóng