Cách thanh toán online bằng thẻ tín dụng và lưu ý quan trọng

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn các cách thanh toán bằng thẻ tín dụng và một số lưu ý quan trọng, hãy cùng theo dõi nhé!


Thẻ tín dụng ngày càng trở nên phổ biến trong thanh toán, mua sắm và mang đến nhiều tiện ích, ưu đãi hấp dẫn. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách thanh toán bằng thẻ tín dụng sao hợp lý.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn các cách thanh toán bằng thẻ tín dụng và một số lưu ý quan trọng, hãy cùng theo dõi nhé!

Thanh toán bằng thẻ tín dụng qua máy POS

Khi mua sắm, giao dịch hàng hóa hay dịch vụ, bạn sẽ thanh toán trực tiếp tại quầy tính tiền của các điểm bán hàng chấp nhận thanh toán bằng thẻ theo các bước sau:

  • Bước 1: Bạn mua sắm một món hàng bất kì và ra quầy tính tiền để thanh toán bằng thẻ tín dụng.
  • Bước 2: Đưa thẻ tín dụng cho nhân viên thu ngân, ngân viên sẽ dùng thẻ của bạn quẹt lên khe cà thẻ của máy POS. Máy sẽ tự động trừ tiền trong hạn mức thẻ tín dụng của bạn để thanh toán cho món hàng bạn mua.
  • Bước 3: Thanh toán xong nhân viên thu ngân sẽ gửi bạn hóa đơn thanh toán. Bạn kiểm tra lại thông tin trên hóa đơn và ký tên xác nhận.
  • Bước 4: Nhận lại thẻ tín dụng và hóa đơn từ nhân viên thu ngân của điểm ngân hàng.
Thanh toán qua máy POS
Thanh toán qua máy POS

Thanh toán thẻ tín dụng online

Trong thời đại mạng internet lên ngôi như hiện nay việc mua sắm trực tuyến trở nên vô cùng phổ biến. Cách thanh toán thẻ tín dụng online cho những giao dịch trực tuyến được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Lựa chọn hàng hóa trên trang thương mại điện tử hay website bán hàng của các thương hiệu.
  • Bước 2: Khi đặt hàng, website sẽ yêu cầu bạn nhập các thông tin cơ bản nếu như bạn chưa đăng ký thành viên gồm:

      – Thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ giao hàng

      – Phương thức giao hàng, thời gian giao hàng

      – Phương thức thanh toán (chọn thanh toán bằng thẻ)

  • Bước 3: Kiểm tra thông tin đơn hàng để tránh sai sót.
  • Bước 4: Thực hiện thanh toán

Nếu thẻ tín dụng của bạn lần đầu thanh toán trên trang thương mại điện tử hay website bán hàng, trên giao diện mua hàng sẽ yêu cầu bạn nhập những thông tin sau:

  • Tên chủ thẻ.
  • Số thẻ.
  • Ngày hết hạn.
  • Một vài thông tin khác tùy vào đơn vị phát hành thẻ
  • Bước 5: Xác nhận đặt hàng

Hệ thống sẽ gửi email đơn hàng cho bạn để xác nhận hoàn tất việc đặt hàng. Nếu như chưa nhận được email bạn nên liên hệ ngay với đơn vị cung cấp để tránh thất lạc hàng hóa.

Thanh toán online
Thanh toán online

Một số lưu ý khi thanh toán bằng thẻ tín dụng

  • Khi thanh toán online bằng thẻ tín dụng, bạn nên tính toán sao cho giá trị món hàng không vượt quá hạn mức chi tiêu của thẻ, nếu không giao dịch sẽ không thể thực hiện.
  • Bạn chỉ nên mua sắm online trên những website uy tín để đảm bảo an toàn, tránh bị rò rỉ thông tin cá nhân.
  • Cần đề cao cảnh giác bằng cách không đưa thẻ cho nhân viên (nếu đưa thẻ thanh toán không được để nhân viên rời khỏi tầm mắt), không để lộ mã CVC/CVV.
  • Lãi suất thẻ tín dụng giao động khoảng 20 – 30%/năm, chưa kể phí phạt trả chậm khoảng 4% nếu bạn không thanh toán dư nợ đúng hạn.
  • Hạn chế dùng thẻ tín dụng rút tiền mặt bởi mức phí giao dịch khá cao (khoảng 4% số tiền rút, tối thiểu là 50.000 VND tùy từng ngân hàng). 

Hi vọng qua những thông tin trên, bạn đã nắm được cách thanh toán thẻ tín dụng một cách khoa học, hợp lý nhất. 

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (2 bình chọn)
Bài trướcHướng dẫn cách sao kê tài khoản ngân hàng Sacombank năm 2024
Bài tiếp theoCashback là gì? Các loại thẻ tín dụng hoàn tiền hiện nay