Nợ xấu nhóm 2 là gì? Có vay được ngân hàng hay không?

Khi bị xếp vào nhóm nợ xấu cấp 2, việc vay vốn bắt đầu gặp phải những khó khăn nhất định. Vậy, nợ xấu nhóm 2 là gì? Có vay ngân hàng được không?


Nợ xấu là một trong những điều mà không ai mong muốn mình sẽ vướng phải. Cũng bởi, nếu bị liệt vào danh sách nợ xấu, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xét duyệt hồ sơ vay vốn về sau. Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều từ chối những hồ sơ bị nợ xấu. Tuy vậy, có một số trường hợp khách hàng vẫn có thể vay vốn được.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nợ xấu nhóm 2 là gì? Có vay được ngân hàng hay không thì hãy cùng blognganhangviet.com theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Nợ xấu nhóm 2 là gì?

Nợ xấu nhóm 2 hay còn được gọi là nợ chú ý. Đây là những khoản nợ đã quá hạn thanh toán cho ngân hàng từ 10 ngày đến 90 ngày. Theo quy định của Ngân hàng nhà nước, trường hợp khách hàng trong nhóm 2 thực chất chưa phải là nợ xấu.

Nợ xấu nhóm 2 là gì?
Nợ xấu nhóm 2 là gì?

Tuy nhiên, việc rơi vào nợ nhóm 2 là bạn đang chuẩn bị sang giai đoạn nợ xấu. Việc xét duyệt khoản vay đối với nợ chú ý đang bắt đầu bị giảm dần. Ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng chứng minh được thu nhập hàng tháng, lý do nợ xấu trước khi quyết định cho vay hay không.

Các nhóm nợ xấu theo quy định

Dựa trên lịch sử tín dụng cũng như hồ sơ vay, CIC sẽ xếp vào các nhóm nợ xấu khác nhau. Và để khách hàng có thể hiểu rõ hơn về nợ xấu, dưới đây là 5 nhóm nợ mà Nhà nước quy định.

Nhóm 1: Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (quá hạn từ 1 đến 9 ngày).

Nhóm 2: Nhóm nợ cần chú ý (quá hạn từ 10 đến 90 ngày).

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày).

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ bị mất vốn (quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày).

Nhóm 5: Nhóm nợ có khả năng mất vốn (quá hạn trên 360 ngày).

Trường hợp đến hạn thanh toán tiền cho ngân hàng mà khách hàng không hoàn trả thì sẽ bị xếp vào danh sách nợ xấu của CIC ( Trung tâm thông tin tín dụng). Tùy vào mức độ nợ quá hạn để liệt vào 1 trong 5 nhóm nợ trên.

Trong các nhóm nợ trên, nhóm 1 ngân hàng vẫn xét duyệt hồ sơ vay bình thường. Nhóm 2 khả năng xét duyệt bắt đầu giảm dần, vì khách hàng đang trong tình trạng báo động. Còn nhóm 3,4,5 thì ngân hàng tuyệt đối không cho vay.

Với những khách hàng nằm trong nhóm nợ 2 muốn làm thẻ tín dụng thì sẽ không được thực hiện được. Bạn chỉ có thể mở thẻ tín dụng khi tình trạng nợ xấu của mình được xóa hoàn toàn khỏi CIC. 

Thông thường, để xóa nợ nhóm 2, bạn phải mất 12 tháng. Do đó, tốt nhất nên hạn chế việc thanh toán chậm thời hạn mà ngân hàng quy định.

Nợ nhóm 2 có vay được ngân hàng không?

Khi rơi vào tình trạng báo động, hầu hết khách hàng đều băn khoăn nợ chú ý nhóm 2 có vay ngân hàng được không? Vì, lịch sử vay vốn của khách hàng đều được lưu trữ tại CIC. Ngân hàng, các đơn vị cho vay sẽ dựa vào lịch sử tín dụng để quyết định khoản vay.

Do đó, nếu khách hàng đang nằm trong nợ nhóm 2 thì mọi thông tin đều được ngân hàng nắm giữ. Việc nhóm 2 có vay được ngân hàng hay không còn tùy thuộc vào việc bạn đăng ký vay vốn ở ngân hàng, tổ chức cho vay nào.

Lúc vay vốn, khách hàng nợ nhóm 2 vẫn chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ như bình thường. Tuy nhiên, khách hàng có thể sẽ phải chứng minh được khả năng tài chính, thu nhập hàng tháng, lý do nợ xấu cũng như tài sản thế chấp hợp lệ. 

Nợ nhóm 2 (chú ý) vay được ngân hàng nào?

Nhìn chung, hầu hết các ngân hàng trên thị trường hiện nay đều từ chối khoản vay đối với khách hàng đang nằm trong nợ nhóm 2. Khách hàng chỉ có thể vay vốn tại một số công ty tài chính dưới đây.

Nợ nhóm 2 ( chú ý) vay được ngân hàng nào?
Nợ nhóm 2 ( chú ý) vay được ngân hàng nào?

Đối với vay tín chấp

Một số đơn vị, công ty tài chính cho vay tín chấp khi nợ xấu nhóm 2 có thể kể đến như: 

Vay tín chấp Prudential

  • Hạn mức vay gấp 12 lần thu nhập, tối đa 100 triệu.
  • Thời gian giải ngân sau 24h làm việc.
  • Không cần chứng minh lý do vì sao nợ chú ý, còn nếu vay từ thẻ tín dụng vẫn phải đưa ra lý do khách hàng trả chậm.

Vay tín chấp Fe Credit

  • Khách hàng chứng minh lý do trả chậm lần trước.
  • Quá trình kiểm tra khắt khe, số tiền vay không cao.
  • Điều kiện nghiêm ngặt, mức lãi suất tương đối cao.

Đối với vay thế chấp

Các ngân hàng hiện nay đều không chấp nhận khoản vay đối với nợ nhóm 2. Song, nếu bạn chứng minh được thu nhập hàng tháng, có tài sản thế chấp giá trị thì vẫn có thể vay vốn khi đang nợ nhóm 2 tại một số ngân hàng như: VIB, AgriBank, Bảo Việt, BIDV, SacomBank…

Hồ sơ, thủ tục vay vốn khi đang nợ nhóm 2 (nợ chú ý)

Trường hợp khách hàng bị nợ chú ý nhóm 2 nhưng vẫn muốn vay vốn thế chấp hoặc thế chấp thì cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • CMND, sổ hộ khẩu thường trú/KT3/Xác nhận tạm trú.
  • Hợp đồng lao động, bảng lương, sao kê lương 3 tháng gần nhất.
  • Sao kê thẻ tín dụng tình trạng nợ hoặc thư xác nhận dư nợ.
  • Giấy thể hiện dư nợ số lần trả trễ, số ngày cụ thể.
  • Giấy xác nhận nợ tái cơ cấu hay không đối với khoản vay
  • Giấy tờ chứng minh thời điểm hiện tại không có nợ quá hạn.
  • Trường hợp vay thế chấp cần tài sản thế chấp có giá trị.
  • Một số giấy tờ khác theo yêu cầu đơn vị cho vay.

Cần làm gì để vay ngân hàng khi bị nợ xấu?

Để đảm bảo không bị lãi suất cao, có thể vay vốn, khách hàng cần khắc phục vấn đề nợ xấu của mình theo hướng dẫn sau:

  1. Cách 1: Hoàn trả toàn bộ số tiền nợ xấu trước đó để xóa tên trên danh sách nợ xấu lưu trên CIC.
  2. Cách 2: Tìm người bảo lãnh, thay bạn ký hợp đồng khoản vay.
  3. Cách 3: Sử dụng tài sản đảm bảo để vay thế chấp tại các ngân hàng.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc nợ xấu nhóm 2 là gì, có vay ngân hàng được không? Hy vọng đó sẽ là chia sẻ hữu ích giúp bạn có thêm kiến thức về vấn đề nợ xấu để đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trướcSố tài khoản là gì? Danh sách đầu số tài khoản các ngân hàng năm 2024
Bài tiếp theoBảo hiểm AIA có lừa đảo không? Liệu có đáng để đặt niềm tin?