Quẹt thẻ tín dụng là gì? Phí quẹt thẻ tín dụng, thẻ Visa, thẻ Mastercard

Quẹt thẻ tín dụng mang đến sự thuận tiện cho khách hàng khi thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ. Vậy, quẹt thẻ tín dụng là gì? Có mất phí không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, việc sử dụng thẻ tín dụng đã trở nên quá phổ biến. Nó không chỉ mang đến sự thuận tiện trong các giao dịch mà còn giúp con người bắt kịp với xu thế hiện đại. 

Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ quẹt thẻ là gì? Có mất phí không? Vì thế, trong bài viết này nganhangviet.org sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến việc quẹt thẻ tín dụng để các bạn tham khảo.

Quẹt thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng được biết đến công cụ có tính năng chi tiêu trước, trả tiền sau mà không cần có sẵn tiền trong tài khoản. Ngân hàng sẽ cấp sẵn một hạn mức nhất định, chủ thẻ có thể thoải mái chi tiêu trong số tiền đó và hoàn trả lại sau.  

Quẹt thẻ tín dụng là gì?
Quẹt thẻ tín dụng là gì?

Trong quá trình sử dụng, quẹt thẻ là hoạt động không thể thiếu khi sử dụng thẻ tín dụng để giao dịch và thanh toán. Tại các điểm mua sắm lớn nhỏ hiện nay đều liên kết với ngân hàng phát hành thẻ. Khách hàng có thể thanh toán hóa đơn mua hàng bằng cách quẹt thẻ tín dụng trên máy POS. 

Thao tác quẹt thẻ tín dụng vô cùng đơn giản và tiện lợi. Khách hàng chỉ cần nhập số CVV đồng thời ký tên lên hóa đơn là hóa đơn mua hàng là xong. 

Quẹt thẻ tín dụng mất phí không?

Hầu hết, mọi người đều nghĩ rằng, khi quẹt thẻ trên máy POS sẽ mất một khoản phí. Thế nhưng, thực chất ngân hàng không thu bất cứ khoản phí nào khi khách hàng thực hiện việc quẹt thẻ.

Người phải trả phí cho ngân hàng chính là đơn vị thuê máy POS. Việc thuê máy POS giúp việc thanh toán trở nên dễ dàng hơn, nhưng doanh nghiệp sẽ phải chịu mức phí từ 1 – 2.5% số tiền giao dịch.

Chính vì vậy, trường hợp khách hàng bị thu phí cà thẻ trên máy POS thì có nghĩa là đơn vị này tự thu phí để bù vào số tiền mà họ phải trả cho ngân hàng. Hành động thu phí bất hợp pháp này ảnh hưởng tới quyền lợi của người dùng để trục lợi bản thân.

Ngoài ra, một số trường hợp khác khiến khách hàng bị thu thêm phí quẹt thẻ tín dụng như: Hệ thống lỗi, quẹt thẻ nhiều lần, đơn vị cung cấp không liên kết với ngân hàng…

Có nên quẹt thẻ tín dụng lấy tiền mặt không?

Mặc dù thẻ tín dụng có tính năng rút tiền mặt nhưng lời khuyên từ các chuyên gia tài chính đó là không nên quẹt thẻ tín dụng lấy tiền mặt. Bởi chức năng chính của chiếc thẻ này là dùng để thanh toán chứ không phải rút tiền.

Trường hợp khách hàng rút tiền từ thẻ tín dụng như thẻ ghi nợ sẽ gây ra tình trạng rút tiền vô tội vạ, dẫn đến nợ xấu. Và để hạn chế việc làm này, hầu hết các ngân hàng đã đưa ra những quy định rất chặt chẽ như:

  • Rút tiền mặt tối đa 70% hạn mức thẻ được cấp.
  • Phí rút tiền cao khoảng 4%/giao dịch.
  • Lãi suất tính ngay tại thời điểm rút tiền dao động từ 18%/năm.
  • Tự động đánh giá điểm tín dụng xấu nếu quẹt thẻ tín dụng lấy tiền mặt.

Với những rủi ro trên, khi quẹt thẻ tín dụng lấy tiền mặt, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn địa điểm rút tiền thẻ tín dụng uy tín, được cấp phép bởi ngân hàng.
  • Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng thời hạn, tránh bị nợ xấu, ảnh hưởng đến điểm tín dụng.
  • Chỉ rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng khi thực sự cần thiết.
  • Luôn kiểm tra cẩn thận thông giao dịch trên hóa đơn và sao kê.
  • Tuyệt đối không để lộ hay chia sẻ thông tin thẻ tín dụng cho người khác.

Khi nào không nên quẹt thẻ tín dụng thanh toán?

Dưới đây là những thời điểm bạn không nên quẹt thẻ tín dụng tránh trường hợp nợ nần chống chất.

Chưa quản lý được chi tiêu

Ngân hàng cho bạn vay hạn mức gấp 2-3 lần thu nhập hàng tháng. Bạn cần nhìn thẳng vào tình hình tài chính để tránh rơi vào tình trạng nợ thẻ tín dụng. Chỉ nên quẹt thẻ tín dụng khi chắc chắn mình chi tiêu đúng và hợp lý. 

Đang vay tín chấp ngân hàng

Vay tín chấp và thẻ tín dụng có điểm tương đồng đó là sử dụng tiền của ngân hàng trước và trả lại sau. Thẻ tín dụng được miễn lãi trong 45-55 ngày, nếu không trả được nợ sẽ tính lãi trên số tiền nợ chưa thanh toán dao động từ 26-33%.

Đang vay tín chấp ngân hàng
Đang vay tín chấp ngân hàng

Còn vay tín chấp, ngân hàng sẽ cấp hạn mức tín dụng theo thu nhập cá nhân. Trong quá trình vay, khách hàng sẽ phải trả nợ gốc và lãi hàng tháng. Trường hợp không trả nợ đúng hạn sẽ phải chịu mức lãi suất khoảng 20%/năm.

Do đó, nếu đang nợ tín chấp bạn không nên quẹt thẻ tín dụng. Điều này sẽ khiến bạn tránh được việc “gánh” thêm quá nhiều khoản nợ không đáng có khác.

Đang nợ thẻ tín dụng

Bạn cần giải quyết dư nợ trước khi muốn cà thẻ tín dụng thêm lần nào nữa. Để lên kế hoạch chi tiêu, bạn có thể kiểm soát bằng sao kê thẻ tín dụng hàng tháng. Nếu dư nợ còn nhiều, bạn phải ngừng việc quẹt thẻ và thanh toán dứt điểm nợ.

Hướng dẫn cách quẹt thẻ tín dụng trên máy POS

Khi thanh toán hóa đơn mua hàng hoặc hóa đơn dịch vụ, thông thường sẽ quẹt thẻ tín dụng bằng máy POS cố định hoặc máy POS cầm tay. 

Bước 1: Nếu thẻ chip thì cho vào khe đọc, hướng mặt chip lên trên, giữ thẳng và chèn phần có mặt chip vào. Còn thẻ từ thì quẹt theo hướng từ đầu tới cuối khe đọc thẻ.

Bước 2: Máy POS sẽ hiện thông tin chủ thẻ, nhập số tiền cần thanh toán và nhập mã PIN (nếu có).

Bước 3: Máy thống báo giao dịch thành công, chủ thẻ sẽ ký tên xác nhận lên biên lai.

Lưu ý: Cần kiểm tra hóa đơn thanh toán.

Bước 4: Nhận thẻ tín dụng và hóa đơn, hoàn tất quá trình thanh toán.

Phí quẹt thẻ tín dụng tại nước ngoài của thẻ Visa/Mastercard

Dòng thẻ tín dụng Visa/Mastercard  có chức năng thanh toán trên phạm vi quốc tế. Do đó, với những ai thường xuyên đi du lịch, du học, công tác tại nước ngoài thì có thể dùng thẻ tín dụng Visa/Mastercard để thanh toán. 

Không ít người cảm thấy thắc mắc khi quẹt thẻ tín dụng Visa/Mastercard tại nước ngoài thì có mất phí hay không? Theo đó, tùy thuộc vào chính sách của mỗi ngân hàng mà phí quẹt thẻ tín dụng Visa/Mastercard sẽ quy định khác nhau.

Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng đều áp dụng tính phí quẹt thẻ tín dụng Visa/Mastercard tại nước ngoài như sau:

  • Phí giao dịch quẹt thẻ: Thông thường khách hàng sẽ được miễn phí. Đơn vị kinh doanh sẽ phải trả cho đơn vị phát hành máy với mức phí quẹt thẻ tín dụng quốc tế: 2,5%.
  • Phí chuyển đổi tiền tệ: Với giao dịch thanh toán quốc tế, các ngân hàng áp dụng phí chuyển đổi tiền tệ từ 3% đến 4% trên giá trị số tiền giao dịch.

Cách thẻ tín dụng Visa/Mastercard tại nước ngoài hiệu quả

Để sử dụng thẻ tín dụng Visa/Mastercard hiệu quả, bạn cần hiểu rõ chức năng của nó. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần ghi nhớ.

  • Thẻ tín dụng chức năng chính là thanh toán chứ không phải rút tiền. Khi rút tiền mặt tại nước ngoài bạn sẽ chịu phí rút tiền mặt và phí chuyển đổi ngoại tệ. 
  • Hiểu rõ chức năng thẻ và phát huy chức năng thẻ tối đa. Ngoài chức năng thông thường, những thẻ tín dụng phát hành với mục đích sử dụng rõ ràng sẽ nhận được nhiều ưu đãi hơn.
  • Tận dụng 45-55 ngày không mất lãi suất để tận hưởng ưu đãi từ thẻ như: Giảm giá, ưu đãi từ trung tâm thương mại, vui chơi giải trí…
  • Cẩn thận trong quá trình sử dụng thẻ, tuyệt đối không để lộ thông tin thẻ.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết quẹt thẻ tín dụng có mất phí không, cách quẹt như thế nào rồi phải không nào? Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, các bạn sẽ có kế hoạch chi tiêu với thẻ tín dụng hợp lý nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài tiếp theoThẻ ATM của bạn bị khóa: Nguyên nhân và cách mở khóa thẻ nhanh chóng