Khi nào thì tài khoản ngân hàng bị đóng băng và cách xử lý?

Trong một vài trường hợp, tài khoản ngân hàng của bạn có thể bị đóng băng, không giao dịch được. Nguyên nhân dẫn tới điều là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.


Nếu bỗng một ngày, bạn phát hiện tài khoản ngân hàng của mình đã bị ngân hàng đóng băng, chỉ có thể xem sao kê giao dịch và nhận tiền gửi vào chứ không thể chuyển tiền hay rút tiền được thì hãy bình tĩnh và đọc ngay thông tin cần thiết mà chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.

Tài khoản ngân hàng bị đóng băng nghĩa là gì?

Tài khoản đóng băng (Frozen Account) là việc tài khoản ngân hàng hay tài khoản đầu tư không thể thực hiện giao dịch. Việc đóng băng tài khoản có thể do ngân hàng thực hiện hoặc cũng có thể do lệnh từ tòa án nhằm điều tra một vụ án nào đó.

Tài khoản bị đóng băng sẽ không có giao dịch nào được thực hiện
Tài khoản bị đóng băng sẽ không có giao dịch nào được thực hiện

Điều này thường xảy ra khi chủ tài khoản ngân hàng đang có các khoản nợ chưa thanh toán cho chính phủ hay các chủ nợ hoặc bị phát hiện các hoạt động đáng ngờ thông qua tài khoản.

Thông thường, sẽ không quy định về thời gian đóng băng một tài khoản. Việc đóng băng sẽ được dỡ bỏ khi chủ tài khoản đáp ứng được các điều kiện từ phía ngân hàng.

Nguyên nhân khiến tài khoản ngân hàng bị đóng băng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến tài khoản ngân hàng đóng băng nhưng thông thường sẽ bao gồm:

Hoạt động đáng ngờ hoặc bất hợp pháp

Tài khoản của chủ thể bị đóng băng khi ngân hàng nghi ngờ bạn đang sử dụng tài khoản một cách bất hợp pháp, chẳng hạn như rửa tiền hoặc nhận lại Séc. 

Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể đóng băng tài khoản khi nhận các khoản thanh toán từ nước ngoài hoặc gửi một lượng lớn tiền đáng nghi ngờ, dẫn đến việc tài khoản của bạn bị gắn cờ. 

Nợ quá hạn

Nếu bạn nợ thẻ tín dụng, quá hạn mà không trả, khi có lệnh của tòa án thì tài khoản của bạn có thể bị ngân hàng đóng băng.

Các khoản nợ chưa trả cho Chính phủ

Bạn là sinh viên vay nợ chính phủ, hoặc bạn nợ thuế nhà nước chưa trả thì tài khoản cũng có thể sẽ bị đóng băng. 

Một số trường hợp khác

Ngoài những nguyên nhân trên, tài khoản ngân hàng cũng có thể bị đóng băng nếu chủ sở hữu qua đời và người thừa kế hay quản trị viên cho gia tài của người quá cố vẫn chưa được có tên.

Chủ tài khoản cũng có thể yêu cầu ngân hàng hoặc tổ chức đóng tài khoản của họ.

Có nhiều nguyên nhân khiến tài khoản bị đóng băng
Có nhiều nguyên nhân khiến tài khoản bị đóng băng

Cách mở lại tài khoản bị đóng băng

Thời gian tài khoản bị đóng băng không phải sẽ kéo dài vĩnh viễn, để được gỡ bỏ tình trạng này, chủ tài khoản phải đáp ứng một số yêu cầu từ ngân hàng.

Cụ thể, nếu tài khoản bị đóng băng do nợ quá hạn, bạn cần thanh toán đầy đủ hết số nợ cho chủ nợ hoặc chính phủ. Trong một số trường hợp, chủ nợ có thể giải quyết khoản nợ với số tiền thấp hơn.

Còn với trường hợp tài khoản ngân hàng bị đóng băng do hoạt động đáng ngờ, bất hợp pháp, gian lận, thì việc dở bỏ đóng băng chỉ được ngân hàng thực hiện sau khi hoàn tất quá trình điều tra. Nếu phát hiện vi phạm thì tài khoản có thể bị đóng vĩnh viễn và số tiền trong tài khoản sẽ bị tịch thu.

Trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân của việc tài khoản ngân hàng bị đóng băng và cách xử lý, hi vọng sẽ giúp bạn tìm được hướng giải quyết nếu không may rơi vào trường hợp này.

4.6/5 - (5 bình chọn)
Bài tiếp theoThẻ ATM của bạn bị khóa: Nguyên nhân và cách mở khóa thẻ nhanh chóng