Thẻ ATM ngân hàng lâu không sử dụng có bị khóa không?

Sở hữu một chiếc thẻ ATM giúp mang lại nhiều tiện lợi trong giao dịch, tuy nhiên nếu lâu không sử dụng thì nhiều khách hàng vẫn băn khoăn việc thẻ ngân hàng của mình liệu có bị khóa không?


Như chúng ta có thể thấy, thẻ ATM là một công cụ phổ biến và rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Một người có thể sở hữu một hoặc vài chiếc thẻ ATM từ nhiều ngân hàng khác nhau.

Thế nhưng, vì một số lý do nào đó mà bạn bỏ quên thẻ ATM và lâu không sử dụng thì liệu thẻ có bị khóa hay không. Để giải đáp thắc mắc này, Ngân Hàng Việt sẽ cùng bạn tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân thẻ ATM của bạn bị khóa?

Mặc dù từ lâu thẻ ATM đã quá quen thuộc trong đời sống, nhưng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thẻ ATM bị khóa mà có thể khách hàng không nắm rõ. Dưới đây là một số trường hợp thẻ ATM bị khóa:

  • Thẻ ATM hết thời hạn hiệu lực, thông thường sau 3 đến 5 năm, tùy theo quy định của mỗi ngân hàng. Thời hạn sử dụng thẻ sẽ được ghi rõ ngay trên mặt trước thẻ ATM.
  • Khách hàng nhập mã PIN thẻ ATM sai quá 5 lần, hệ thống ngân hàng sẽ tự động khóa thẻ nhằm đảm bảo sự an toàn.
  • Thẻ sẽ bị tạm khóa trong trường hợp khách hàng chưa đóng phí thường niên.
  • Thẻ để quá lâu không sử dụng dẫn tới tình trạng tạm khóa 1 chiều. 
  • Vì lý do nào đó mà chủ thẻ yêu cầu khóa thẻ như thẻ bị mất, bị lộ thông tin…
  • Một số lý do liên quan quan đến việc bảo mật, ngân hàng sẽ tự động khóa thẻ.
Thẻ ATM bị khóa trong trường hợp nào?
Thẻ ATM bị khóa trong trường hợp nào?

Thẻ ngân hàng để lâu không sử dụng có bị khóa không?

Thời gian thẻ ATM bị khóa sẽ tùy thuộc vào từng loại thẻ cũng như quy định của mỗi ngân hàng. Thông thường, thẻ ATM sẽ có thời hạn dùng từ 3-5 năm là phải gia hạn lại. Tuy nhiên, có những trường hợp bị bỏ quên thẻ và lâu không sử dụng.

Xem thêm: Thẻ ATM hết hạn có làm lại được không? Khắc phục thế nào?

Dù trong trường hợp nào, nếu thẻ ATM của bạn đã được kích hoạt mà không phát sinh giao dịch thì vẫn có thời hạn từ 3-5 năm. Trường hợp còn tiền trong thẻ thì nhân viên ngân hàng sẽ thông báo tới khách hàng để gian hạn thêm hoặc có thể rút.

Và vấn đề thẻ ngân hàng để lâu không sử dụng có bị khóa không sẽ tùy thuộc vào loại thẻ bạn đang sử dụng. Theo đó, quy định của từng loại thẻ sẽ như sau:

  • Thẻ ATM nội địa: Khi không phát sinh giao dịch từ 1 năm đến 1,5 năm, thẻ ATM sẽ rơi vào trạng thái ngủ. Có nghĩa là giao dịch chuyển khoản, rút tiền sẽ bị khóa 1 chiều.
  • Thẻ ATM trả trước: Loại thẻ này phát hành độc lập với tài khoản thanh toán nên dù không sử dụng thì thẻ vẫn không bị khóa. Thẻ chỉ bị khóa trong trường hợp khách hàng yêu cầu hoặc do hết hạn sử dụng.
  • Thẻ ATM ghi nợ: Do kết nối trực tiếp với tài khoản thanh toán nên nếu không sử dụng trong vòng 12 đến 18 tháng thì thẻ sẽ bị khóa.
  • Thẻ ATM tín dụng: Không có quy định về thời gian khóa thẻ tín dụng khi không sử dụng. Phí thường niên vẫn sẽ bị thu hàng năm, trường hợp không đóng phí thẻ sẽ không bị khóa. Song, khoản phí này sẽ chuyển thành nợ xấu.

Thẻ ATM bị khóa kích hoạt lại như thế nào?

Trong trường hợp thẻ ngân hàng lâu không dùng có bị khóa và bạn vẫn muốn tiếp tục sử dụng thì có thể đến ngân hàng để yêu cầu mở khóa thẻ. Các cách mở khóa thẻ mà bạn có thể áp dụng như sau:

  • Cách 1: Khách hàng mang thẻ CMND/CCCD đến trực tiếp các phòng giao dịch/chi nhánh ngân hàng để yêu cầu mở thẻ.
  • Cách 2: Gọi điện thoại trực tiếp tới tổng đài, hotline/trung tâm dịch vụ khách hàng của ngân hàng đó để yêu cầu mở thẻ.
Thẻ ATM bị khóa kích hoạt lại như thế nào?
Thẻ ATM bị khóa kích hoạt lại như thế nào?

Cách xử lý nếu lâu không sử dụng thẻ ATM

Do quy trình bảo mật tại các ngân hàng khá chặt chẽ. Do đó trường hợp lâu không sử dụng thẻ ATM cũng sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên, trường hợp không sử dụng thì bạn vẫn bị tính phí duy trì hoặc phí thường niên. Nó được xem là một khoản nợ mà bạn phải thanh toán cho ngân hàng.

Và để tránh tình trạng phát sinh phí đối với thẻ ATM lâu không sử dụng. Bạn cần xác định có tiếp tục sử dụng trong tương lai không. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên xử lý theo cách sau.

  • Trước tiên, bạn cần kiểm tra lại tất cả những thẻ ATM mà mình đang sử dụng. Sau đó, chỉ giữ lại thẻ ATM mà mình thường xuyên dùng. Những thẻ còn lại nếu không có nhu cầu dùng thì hãy đến liên hệ với ngân hàng để hủy thẻ.
  • Với loại thẻ liên kết với tài khoản thanh toán mà đăng ký SMS Banking thì hủy luôn các dịch vụ đi kèm khi hủy thẻ. Ngân hàng sẽ tính phí hàng tháng, sau đó cộng dồn và truy thu.

Từ những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã biết rõ nếu thẻ ATM ngân hàng của mình lâu không dùng có bị khóa không rồi chứ? Hãy luôn trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về thẻ ATM để trở thành một người dùng thông thái nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

3.4/5 - (7 bình chọn)
Bài trướcThẻ ATM của bạn bị khóa: Nguyên nhân và cách mở khóa thẻ nhanh chóng
Bài tiếp theoLãi suất vay thế chấp ngân hàng MSB mới nhất tháng 03/2024